• konggroup.ai.vn@gmail.com
  • 0926823989
LỄ HỘI KATE –NINH THUẬN 2023
Tác giảKonggroup

Lễ hội Kate được người Chăm gìn giữ hàng ngàn năm qua. Các bạn cùng Kong travel khám phá lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm nha….

1. Nguồn gốc Lễ hội Kate - Ninh Thuận

Từ Kate là một danh từ có nguồn gốc từ từ Katik của người Hindu (Hindu giáo) và từ Kattika trong tiếng Phạn của người Ấn Độ. Nếu dịch hẹp thì từ này có nghĩa là lễ cúng vào tháng 7 lịch Chăm, còn ý nghĩa chung rộng hơn thì chỉ lễ hội để tưởng nhớ tổ tiên, thần linh cùng những nhân vật có công với dân tộc.

Vì vậy, Lễ hội Kate Ninh Thuận mang bản sắc riêng của vương quốc Champa xưa. Tuy nhiên về sau thì lễ hội Ninh Thuận này đã có một số thay đổi do ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ và Hồi giáo. Điều này được thể hiện rõ qua việc ba cộng đồng tôn giáo là Chăm Ahier, Chăm Awal và Chăm Islam đều có phần lễ nghi, lễ tục ban đầu giống nhau nhưng về sau do ảnh hưởng Hồi giáo và Ấn giáo nên mỗi cộng đồng sẽ có những sự khác nhau trong nghi thức.

2.Lịch sử Lễ hội Kate - Ninh Thuận

Không có quá nhiều ghi chép về lịch sử của Lễ hội Kate Ninh Thuận, cũng không có thông tin về thời gian cụ thể mà lễ này này ra đời. Vì vậy, chúng ta có thể cùng nhau tìm hiểu đôi nét về quá trình lịch sử từ thế kỉ II đến thế kỷ XII khi vương quốc Champa thịnh vượng nhất để hiểu bối cảnh ra đời của lễ hội Kate.

Khi Ấn Độ giáo du nhập vào vương quốc Champa đã tác động khá mạnh đến các nghi lễ cúng tế của người Chăm khi thực hiện những sự kiện trọng đại như thu hoạch mùa màng, khi đánh thắng trận, lễ đăng cơ của vua chúa. Cho đến thế kỷ XV (khoảng năm 1471), thủ đô Vijaya (hiện nay là Bình Định) bị suy tàn, cũng là dấu mốc đánh dấu nền văn minh Champa sụp đổ, kéo theo đó là những ảnh hưởng của Ấn Độ giáo ngày càng mờ nhạt, nhường chỗ lại cho tín ngưỡng Hồi giáo lên ngôi.

Tuy đây là thời kỳ phát triển cực thịnh của đạo Hồi nhưng nền văn minh Champa vẫn chịu ảnh từ tàn dư của Ấn Độ giáo. Vì thế cho đến tận ngày nay, cộng đồng người Chăm tại Ninh Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn chia làm những cộng đồng theo tín ngưỡng khác nhau, trong đó hai cộng đồng đông đúc nhất là người Chăm Ahier theo tôn giáo Bàlamôn và người Chăm Awal theo tôn giáo Bà Ni. Trong khi lễ hội Ramưwan là truyền thống của người Chăm Bà Ni thì lễ hội Kate Ninh Thuận là lễ hội truyền thống của người Chăm Bàlamôn.

Ninh Thuận là tỉnh có đông người Chăm theo đạo Bàlamôn sinh sống nhất trong cả nước. Lễ hội Katê, một trong những lễ hội hàng năm quan trọng được người Chăm bảo tồn, gìn giữ và duy trì. Từ chiều ngày 13-10, từ khắp các ngả đường, du khách và người dân trong tỉnh đều đổ về làng Chăm Hữu Đức, xã Phước Hữu (Ninh Phước, Ninh Thuận) để tham dự lễ rước y trang nữ thần Pô Inư Nưgar và hoạt động văn hóa truyền thống khai hội Kate 2023. Theo quan niệm của người Chăm theo đạo Bàlamôn, lễ Kate là để tưởng nhớ thần Cha, được tổ chức vào thượng tuần trăng (1 tháng 7 theo Chăm lịch), Cambun được tổ chức vào hạ tuần trăng (15 tháng 9 Chăm lịch), tất cả các nghi lễ đều được tổ chức ở các đền, tháp. Ngày mùng 1 tháng 7 (theo Chăm lịch) được gọi là ngày lễ chính tại các đền, tháp. Thì hôm nay riêng khu vực đền Pô Inư Nưgar tại làng Hữu Đức, người Raglai mang y phục của các vị thần xuống để giao cho người Chăm ngày mai rước ra làm lễ tại đền. Theo truyền thuyết, người Chăm là chị cả, người Raglai là em út. Chế độ mẫu hệ Chăm thì em út sẽ là người cất giữ đồ gia bảo của tổ tiên, vì vậy y phục của các vị thần của người Chăm do người Raglai cất giữ). Còn các khu đền tháp Po Klong Garai và Porome, từ xưa người Raglai đã giao cho người Chăm của làng Hậu Sanh và Phước Đồng trông giữ. Người Chăm làng Hữu Đức theo thờ cúng Pô Inư Nưgar bao giờ cũng làm lễ rước đón y phục rất trang trọng, theo đúng nghi lễ truyền thống, cùng với đó là những hoạt động văn nghệ truyền thống Chăm đặc sắc… Hoạt động này có thể được coi như lễ khai hội KaTe. Trước khi chương trình văn nghệ diễn ra, Ban phong tục của làng Hữu Đức đã long trọng tổ lễ rước y trang nữ thần Pô Inư Nưgar đi vào sân vận động trong niềm thành kính, hân hoan của các đại biểu và người dân. Sau lễ rước là chương trình dân ca, dân vũ đặc sắc do trên 300 nghệ nhân, nhạc công là người dân trong làng biểu diễn. Lễ khai hội Kate năm nay thời tiết đẹp nên đã thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước và nhân dân địa phương trong những bộ trang phục lễ hội truyền thống đẹp nhất của mình đến xem.

Kết thúc Lễ hội Kate Ninh Thuận ở làng thì người Chăm sẽ trở về nhà để làm lễ. Chủ lễ sẽ là người lớn tuổi nhất trong tộc họ, thay mặt cả gia đình dâng lễ lên tổ tiên. Tất cả những thành viên trong gia đình đều sẽ có mặt đông đủ, trang phục chỉn chu, thành tâm cầu nguyện tổ tiên phù hộ để có sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt. Vì vậy, lễ hội Kate cũng mang ý nghĩa gắn kết gia đình, là dịp để những người con xa xứ trở về đoàn tụ cùng người thân.

Trên đây là những thông tin về Lễ hội Kate Ninh Thuận mà cẩm nang du lịch Kong travel đã tổng hợp được. Hi vọng bạn sẽ sớm có dịp trực tiếp trải nghiệm lễ hội này để hiểu hơn về văn hóa của cộng đồng người Chăm nhé...

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận